ภาษาไทย
ENG
繁體
Tiếng Việt

Lịch sử

1940’s
NIKKOR-H C 5cm f/2

(1946, dùng để gắn vào máy ảnh Leica)

Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, Nippon Kogaku (tên gọi hiện nay là Nikon) bắt đầu tập trung hơn vào việc phát triển thiết bị dành cho người tiêu dùng. Cũng vào năm đó, Nikon quyết định sản xuất ống kính chụp ảnh, phát triển đầu tiên là dòng ống kính ngàm Leica có thể hoán đổi 5 cm f/3.5 (1945), 5 cm f/2 (1946), 13,5 cm f/4 (1947), 8,5 cm f/2 (1948), 3,5 cm f/3.5 (1948) và 5 cm f/1.5 (1949). Người ta tin rằng Saburo Murakami đã tự tay thiết kế cả sáu ống kính này.

1950’s
W-NIKKOR 3,5cm f/1.8

(1956, Ống kính tiêu chuẩn nhanh)

Một mẫu máy planar được sửa đổi với 7 thành phần trong 5 nhóm do nhà thiết kế nổi tiếng Hideo Azuma tạo ra. Khoảng cách quay phim tối thiểu là 0,9 m. Tại thời điểm đó, đây được coi là ống kính góc rộng nhanh nhất trên thế giới. Những gì mà nhà thiết kế Azuma làm được vô cùng vĩ đại và nhiều người khẳng định chính ông là người đặt nền móng cân bằng quang sai cho ống kính NIKKOR. Đơn xin cấp bằng sáng chế ống kính góc rộng thông thường này được đệ trình vào năm 1956 và đã được Văn phòng sáng chế Hoa Kỳ (US PTO) cấp bằng vào năm 1959. Đây chính là bằng chứng cho thấy ống kính này đã được công nhận là một loại ống kính mới được phát minh. Các ống kính 3,5 cm trong thời đại này chủ yếu là f/3.5 hoặc f/2.5. Chính vì lẽ đó mà sự xuất hiện của loại ống kính còn nhanh hơn f/2 cũng được miêu tả là “phát minh” cho thế giới.

Nikkor-S・C 8,5cm f/1.5

(1952)

Hai nhiếp ảnh gia bậc thầy xuất chúng hơn cả sống vào thời kỳ Chiêu Hòa là: Ken Domon và Ihei Kimura. Vốn nổi tiếng về sự sắc bén và tinh thần nhiếp ảnh tài liệu, nhiếp ảnh gia Ken Domon yêu thích mọi loại ống kính NIKKOR từ 35 mm cho tới kích thước lớn hơn. Còn nhiếp ảnh gia Ihei Kimura lại nổi tiếng là “phù thủy” ống kính Leica. Ông rất giỏi chụp các bức ảnh chớp nhoáng ngẫu nhiên đầy tính nhân văn và chứa đựng những góc nhìn về cuộc sống thường nhật. Người ta thường nói rằng những bức ảnh mà Ken Domon chụp chứa đựng sức mạnh nam tính còn những tấm hình do Ihei Kimura chụp lại mang hơi thở nữ tính và tao nhã. Song, cả hai đều yêu thích và sử dụng ống kính NIKKOR 8,5cm f/1.5 để tạo ra rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của mình. Cả hai nhiếp ảnh gia tài hoa đã phá bỏ quan niệm sai lầm rằng các ống kính NIKKOR không đủ trau chuốt và không phù hợp để chụp ảnh người. Các ống kính này được cho là có thể chụp những bức hình mềm mại, giảm khẩu độ ống kính tới điểm tạo ra những đường nét đẹp, có tông màu phong phú và hiệu ứng nhòe đầy mê hoặc. Chỉ cần tăng khẩu độ ống kính hai lần sẽ loại bỏ ánh sáng lóa dễ nhận thấy và giúp bức ảnh trở nên sắc nét với độ tương phản vừa phải. Tăng khẩu độ lên f/5.6-8 giúp tăng độ tương phản và sắc nét hơn nữa.

1960’s
NIKKOR-H Auto 2,8cm f/3.5

(1960, Loại retro hiệu suất cao)

Ống kính này ra mắt vào tháng 3 năm 1960 - một năm sau khi ống kính Nikon F ra đời. Tại thời điểm đó, đây là ống kính công suất lớn với các thông số kỹ thuật tốt nhất và đồng thời, quan trọng không kém, đây là ống kính giúp máy ảnh phản chiếu ống kính đơn được công nhận là máy ảnh đa năng. Đa số máy ảnh vào thời đó có một máy ngắm và các ống kính có thể hoán đổi, trong khi đó các máy ảnh phản chiếu ống kính đơn lại không có bất kỳ ống kính góc rộng vượt trội nào và được xem như loại máy ảnh dùng để chụp các bức hình có khoảng cách xa hoặc các bức hình phạm vi gần và rất khó để thiết kế máy ngắm. Ra mắt vào năm 1959, Nikon F được thiết kế để trở thành máy ảnh đa năng không cần tới máy ngắm nhờ khả năng xử lý mọi loại tình huống. Để Nikon F đạt được mục tiêu đó, việc phát triển một ống kính góc rộng hiệu suất cao trở thành nhu cầu cấp bách. Nhà thiết kế ống kính NIKKOR Wakimoto đã điều chỉnh, cải thiện quang sai ánh sáng lóa cô-ma tại mép trường ảnh - đã từng là nhược điểm của loại lấy nét retro và kết quả là ống kính 28 mm ra đời với hiệu suất vượt trội. Nhiều người tin rằng ngay cả những ống kính ngày nay cũng khó có thể so sánh được với chất lượng hình ảnh mà ống kính này mang lại. Các bức ảnh có thể khắc họa một cách chân thực những chi tiết của đối tượng có độ sắc nét vượt trội và sức mạnh từ khẩu độ tối đa. Có lẽ ống kính này đã giúp tạo nên hình ảnh về những ống kính NIKKOR sắc nét với độ tương phản sinh động.

Micro Nikkor Auto 55mm F3.5

(1961, Ống kính SLR micro hiệu suất cao)

Chụp ảnh cận cảnh thường gắn liền với các bản sao và các bản sao thu nhỏ. Tại Nhật Bản, ngay sau cuộc chiến tranh, người ta quyết định sử dụng hệ thống tệp micro cũng chính là công nghệ tối tân tại Mỹ để lưu trữ các dữ liệu và văn bản lịch sử vô giá. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, khẩu độ tối đa của bộ phận quang học trong hệ thống này còn nhỏ và thiếu độ phân giải. Đặc biệt, chữ Kanji (Hán tự) được sử dụng vào thời đó thường có rất nhiều nét. Do vậy, để có thể phân biệt được các ký tự này yêu cầu độ phân giải cao gấp nhiều lần so với độ phân giải dùng cho bảng chữ cái tiếng Anh. Sau một quá trình dài liên tục thử nghiệm và rút kinh nghiệm, ống kính NIKKOR 5cm f/3.5 đã được hoàn thiện tiếp nối nguyên mẫu thứ hai. Sau đó, giáo sư Koana đã khiến cả thế giới sửng sốt khi sử dụng ống kính NIKKOR vừa mới hoàn thành để ghi lại tất cả 70 trang cuốn tiểu thuyết ngắn “Takekurabe” của tác giả Ichiyo Higuchi trên đúng một chiếc thẻ micro. Ông Azuma và Wakimoto đã thiết kế ống kính Micro NIKKOR sau khi nhận được yêu cầu từ giáo sư Koana. Vào năm 1956, ống kính Micro NIKKOR 5cm f/3.5 dành cho máy ảnh ngàm S được tung ra. Thời gian qua đi và thời đại của Nikon F tới, ông Wakimoto bắt tay vào sửa đổi thiết kế để mở rộng khoảng cách lấy nét phía sau của ống kính NIKKOR S nổi tiếng. Kết quả là khoảng cách lấy nét đã được mở rộng 5 mm và ống kính Nikkor Micro Auto 55mm F3.5 ra đời và khiến ống kính “NIKKOR Micro” trở thành cái tên nổi tiếng. Ra mắt lần đầu tiên năm 1961 là một ống kính chỉnh tay có khả năng chụp cùng độ phóng đại với một ống kính đơn. Vào năm 1963, ống kính Micro Nikkor Auto 55mm F3.5 ra mắt với cơ chế điều chỉnh khẩu độ ống kính tự động cho độ phóng đại chụp hình tối đa của các ống kính ở mức 0,5. Đây chính là khởi đầu chính thức cho trang sử của ống kính Micro NIKKOR.

PC-NIKKOR 35mm f/3.5

(1962, Ống kính với cơ chế ảnh phản chiếu ống kính đơn SLR PC đầu tiên trên thế giới)

Ống kính PC-NIKKOR được tung ra vào tháng 7, 1962 và rất được hoan nghênh vì đây là ống kính có thể tháo rời dành cho máy ảnh phản chiếu ống kính đơn. Mục đích của người phát triển là hiện thực hóa tính năng nghiêng-chuyển đổi - một trong những kỹ thuật tự nhiên nhất của các máy ảnh lớn - với máy ảnh phản chiếu ống kính đơn 35 mm (135) có tính di động cao. Vô số thử nghiệm thiết kế đã được thực hiện trước khi ống kính PC-NIKKOR 35mm f/3.5 được hoàn thiện. Trong khi nguyên mẫu đầu tiên có cơ chế nghiêng, không giống các ống kính rộng hơn khác, ống kính góc rộng 35 mm có trường ảnh đối tượng đủ sâu do đó cơ chế này đã được lược bỏ vì xác định rằng người dùng sẽ không sử dụng cơ chế này thường xuyên. Nhờ vậy, ống kính này vô cùng gọn nhẹ với các cơ chế đơn giản dễ dàng sử dụng. Không quá khi nói rằng sự phát triển của các ống kính PC-NIKKOR kể trên phụ thuộc rất lớn vào tài năng của các nhà thiết kế cơ khí (ống kính). Ống kính mắt cá

OP Fisheye-NIKKOR 10mm f/5.6

(1968, Ống kính SLR phi cầu đầu tiên trên thế giới)

Nikon đã có một trang sử dài với ống kính mắt cá, khởi đầu là ống kính 16 mm f/8 (góc quan sát 180 độ) ra mắt năm 1938. Vào tháng 3, 1957 ống kính này đã được sửa đổi để cho ra đời ống kính mắt cá Fish-eye-NIKKOR 16,3mm f/8. Sau đó, vào năm 1968, ống kính mắt cá OP Fisheye-NIKKOR 10mm f/5.6 được tung ra với tư cách là ống kính mắt cá thứ 4 của NIKKOR tiếp nối ống kính mắt cá 7,5 mm f/5.6. Là ống kính dùng trong phép chiếu trực giao, ống kính mắt cá OP Fisheye ghi lại các đối tượng ở trung tâm lớn hơn nhiều so với các ống kính mắt cá khác, còn các đối tượng khác trong chu vi sẽ được nén và nhỏ hơn. Có thể tạo ra phép chiếu trực giao chính xác nếu làm cho ống kính phía trước phi cầu. Do đó, ống kính OP Fisheye không chỉ là ống kính mắt cá trực giao đầu tiên trên thế giới, mà còn là ống kính phi cầu đầu tiên dành cho máy ảnh phản chiếu ống kính đơn.

1970’s
Nikkor Auto 35mm f/1.4

(1971, Ống kính đa lớp phủ đầu tiên của NIKKOR)

Có rất nhiều kế hoạch được đưa ra nhằm khiến ống kính W-NIKKOR 35cm f/1.8 nhanh hơn nữa. Thêm vào đó, thiết kế đặt ra là ống kính góc rộng nhưng với giới hạn là vẫn phải giữ cho ống kính tiêu chuẩn và kích thước bộ lọc vẫn giữ nguyên đường kính. Người chịu trách nhiệm thiết kế ống kính này là Yoshiyuki Shimizu. Ra mắt vào năm 1971, đây là ống kính NIKKOR đầu tiên được thiết kế đa lớp phủ. Đồng thời cũng là ống kính 35mm f/1.4 đầu tiên trên thế giới dành cho máy ảnh phản chiếu ống kính đơn. Ống kính này tích hợp tất cả các công nghệ tân tiến nhất của Nippon Kogaku tại thời điểm đó. Sau khi ống kính này ra đời, chúng ta đã thấy nhiều thay đổi trong thiết kế của các ống kính và lớp siêu phủ tích hợp mới nhất. Nhưng, thật ra các điều chỉnh quang học đã thực sự được thêm vào khi thiết kế ống kính này chuyển sang NEW-NIKKOR. Cấu tạo các ống kính không hề thay đổi kể từ khi ra mắt, Teruyoshi Tsunajima chỉ thay đổi kết cấu kính và mặt cong của ống kính, giúp cải thiện hiệu suất khẩu độ ống kính. Lý do ống kính này vẫn được sử dụng rộng rãi sau 30 năm nằm ở tinh thần không ngừng hoàn thiện và cải tiến của NIKKOR. Ống kính 35mm f/1.4 với kích thước gắn bộ lọc 52 mm vẫn là ống kính chưa từng có tiền lệ cho tới ngày nay. Vì vậy, hiện nay, ống kính này vẫn giữ vững danh hiệu là ống kính 35mm f/1.4 nhỏ nhất dành cho máy ảnh phản chiếu ống kính đơn.









Các ống kính chụp ảnh siêu xa tác nghiệp tại các kỳ Thế vận hội: Ống kính 300mm f/2.8

(được sử dụng tại Thế vận hội mùa đông Sapporo 1972)

Lời tư vấn của các nhiếp ảnh gia thời sự và thể thao đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ống kính chụp ảnh xa và siêu xa. Đây cũng là một trong những lý do vì sao dòng ống kính NIKKOR có rất nhiều ống kính gắn liền mật thiết với các sự kiện mang tính lịch sử. Chẳng hạn như sự phát triển của các ống kính sử dụng bộ lấy nét như ống kính NIKKOR Auto 400mm f/4.5, NIKKOR Auto 600mm f/5.6, NIKKOR Auto 800mm f/8, và NIKKOR Auto 1200mm f/11 gắn liền với Thế vận hội Tokyo 1964, còn ống kính NIKKOR-H 300mm f/2.8 gắn với Thế vận hội mùa đông Sapporo 1972. Đặc biệt, ống kính NIKKOR-H 300mm f/2.8 đầu tiên của NIKKOR được thiết kế theo yêu cầu của các phóng viên báo chí yêu cầu có một ống kính giúp họ chụp được những bức ảnh sắc nét về các sự kiện thể thao trong nhà tại Thế vận hội Sapporo ở khoảng cách càng xa càng tốt. Ngày nay, nếu bạn đề cập tới ống kính NIKKOR-H 300mm f/2.8, có lẽ bạn muốn nói tới ống kính chụp ảnh xa được cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư sử dụng rộng rãi. Song, vào thời điểm khi mới được phát triển, ống kính này là một thiết bị chuyên nghiệp được thiết kế để phục vụ các mục đích tác nghiệp đặc biệt. Đặc điểm trước tiên cần nhắc tới là việc sử dụng kính phân tán siêu thấp (sau này được đặt tên độc quyền là kính “ED (Phân tán siêu thấp)” cho phép ống kính này loại bỏ hoàn toàn quang sai màu thường xảy ra với các ống kính chụp ảnh xa. Một đặc điểm chính nữa là khẩu độ ống kính ở trung tâm hệ thống quang học, cho khẩu độ thông thường chứ không phải là tự động. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vào thời điểm đó cho biết: “Khi chụp các cuộc thi đấu trong nhà, chúng tôi chỉ mở khẩu độ ống kính ở các khoảng cách gần. Các khẩu độ ống kính nhỏ hơn thực tế chỉ cần thiết khi chụp ảnh chậm, cho nên dù không có khẩu độ tự động cũng chẳng vấn đề gì. Đó là lý do vì sao nên tập trung vào hiệu suất cao!” Thiết kế quang học của ống kính NIKKOR-H 300mm f/2.8 do Yoshiyuki Shimizu thực hiện, do vậy thật ngạc nhiên khi ống kính có vòng tròn hình ảnh bao phủ một vùng 6x6. Ngoài khả năng hiệu chỉnh quang sai màu tuyệt vời, cầu sai ít, và một cảm giác có chút chưa sửa đổi, ống kính này có rất ít chứng loạn thị và đường cong trường ảnh tiêu cực. Đáng chú ý hơn cả, ống kính này có độ phân giải cao và khả năng phân chia màu sắc vượt trội, và các nhiếp ảnh gia có thể có được sự phân cấp màu và hiệu ứng nhòe hậu cảnh tuyệt vời.

1990’s
Ai AF DC NIKKOR 135mm f/2D

(1991, Ống kính chụp ảnh xa tầm trung thử nghiệm lấy nét nông)

Đây là một ống kính đầy tham vọng và phá cách có thể giải quyết vấn đề quang học lớn là không thể ghi lại vẻ đẹp của hiệu ứng nhòe cả phần tiền cảnh và hậu cảnh. Hiệu ứng nhòe (bokeh) được coi là đạt tiêu chuẩn sẽ thường có nhiều ánh sáng tập trung ở phần trung tâm và ánh sáng lóa bao quanh. Nói cách khác, hình dạng của hiệu ứng nhòe gắn kết chặt chẽ với bản chất của bất cứ cầu sai còn lại nào. Đây chính là lý do vì sao không thể có hiệu ứng nhòe với cả phần tiền cảnh và hậu cảnh. Do đó, ý tưởng về DC (Điều khiển độ mờ hình ảnh) mà người dùng có thể lựa chọn tùy theo thể loại chụp hình cho phù hợp đã ra đời. Dĩ nhiên, hiệu ứng nhòe này chỉ có ở các ống kính rộng. Ống kính này có tính năng RF (Lấy nét phía sau) để đạt được khả năng tự động lấy nét tốc độ cao. Cấu trúc ống kính là loại Gauss được sửa đổi với 7 ống kính trong 6 nhóm với một vòng DC tạo ra cầu sai tối ưu với mỗi giá trị khẩu độ ống kính nhờ di chuyển kính thứ ba và thứ tư còn 3 kính cuối thực hiện lấy nét phía sau. Bộ nhớ được đặt ở f/5.6 do lượng nhòe nhỏ và hiệu ứng DC kém nếu khẩu độ ống kính được thiết lập quá nhỏ, nhưng theo kế hoạch ban đầu ống này có thể đạt tới f/11 nên chu kỳ của vòng DC vẫn có khả năng làm được việc đó. Chính nhờ sự phá cách này khiến hiệu ứng lấy nét mềm trở nên đầy thú vị khi vòng được xoay hết cỡ. Ống kính này còn cho thấy sức mạnh của mình hơn nữa khi được kết hợp với một máy ảnh số cho phép bạn kiểm tra hiệu ứng DC ngay tức khắc.

AF Zoom-Micro NIKKOR ED 70-180mm f/4.5-5.6D

(1997, Ống kính micro thu phóng AF đầu tiên trên thế giới)

Chụp ảnh cận cảnh yêu cầu khả năng thu phóng. Chẳng hạn, trong nhiếp ảnh cận cảnh, sử dụng một giá ba chân chuyển đổi độ phóng đại là một công việc tẻ nhạt ngay cả với những ống kính quen thuộc nhất. Nhưng, nếu ống kính có khả năng thu phóng, mọi thứ sẽ trở nên tiện lợi hơn. Chính niềm tin này đã định hướng sự phát triển của ống kính micro thu phóng kết hợp hai khối ống kính độc lập giữ khẩu độ cố định ngay cả khi thu phóng. Kết quả là một ống kính tuyệt vời có thể sử dụng tự do mà không cần thay đổi khoảng cách hoạt động hay điểm lấy nét. Một đặc điểm khác của ống kính này là hình ảnh được chụp không bị tối khi hệ số phơi sáng nhân đôi dù ở bất kỳ khoảng cách nào. Sau khi ra mắt vào năm 1997, ống kính này trở nên rất nổi tiếng và giành được một số giải thưởng và giải nhất thiết kế quang học tại một buổi trình bày hội thảo. Có lẽ lý do khiến các nhà thiết kế quang học đặc biệt yêu thích ống kính này là bởi đó là nơi duy nhất mà họ có thể sử dụng một cách tự do để vừa nhanh chóng lấy nét vào một mức độ phóng đại đồng thời điều chỉnh bố cục sử dụng ống kính thu phóng này. Đây là một ống kính đặc biệt được khuyên dùng khi chụp ảnh hoa hoặc các bức ảnh trên núi.

2000’s
AF Zoom NIKKOR 80-400mm f/4.5-5.6D VR

(2000, Ống kính đầu tiên của NIKKOR có tính năng hiệu chỉnh tự động dành cho các chuyển động tay)

Dù Nikon Zoom 700VRQD - máy ảnh đầu tiên trên thế giới tích hợp khả năng chống rung trong ống kính - không phải là sản phẩm tạo được tiếng vang do được tung ra quá sớm vào năm 1994 thì tiếp sau đó hãng Nikon vẫn cho ra mắt ống kính AF Zoom NIKKOR 80-400mm f/4.5-5.6D VR - ống kính tháo rời đầu tiên được trang bị tính năng chống rung. Được nhà thiết kế quang học kiên định và nghiêm túc trong công việc Masayuki Aoki tạo ra, ống kính thu phóng sáu nhóm này với nhóm đèn led lồi thể hiện cá tính của người thiết kế qua các công năng của thiết bị. Ống kính sử dụng chống rung hai nhóm - một tính năng tiêu chuẩn ngày nay - nhờ vậy, nó có thể mang tới các chức năng quang học ổn định với rất ít hoặc không hề làm suy giảm hiệu suất khi tính năng chống rung được kích hoạt.